Ý nghĩa bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc. Với bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ý nghĩa của bộ đồ thờ gia tiên.

Gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bộ đồ thờ và các vật dụng thờ là một phần không thể thiếu trong các gia đình Việt, được xem là nơi kết nối giữa con cháu và ông và tổ tiên, những người đã khuất.Dưới đây là ý nghĩa của các vật dụng cơ bản trong bộ đồ thờ. Cụ thể:

1. Bát hương

Bát hương là nơi để gia tiên, thần linh ngự về, đồng thời thể hiện sự kính hiếu của người dương đối với cõi âm. Bát hương được xem là nơi gắn kết người dương với người đã khuất thông qua việc thắp nhang.

Khi thắp hương lên, con người ta lúc ấy trở nên trong sáng nhất, thành thực nhất. Chính vì thế, bát hương như một sợi dây vô hình kết nối cõi âm và cõi dương khi gia chủ thành tâm thắp hương cầu nguyện thần linh, tổ tiên.

2. Lọ lục bình cắm hoa

Lộc bình không những là một thú chơi tao nhã từ xa xưa, được lưu truyền tới tận ngày nay. Lộc bình tượng trưng cho sự mới mẻ, mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ, đồng thời lộc bình cũng tượng trưng cho sự bảo quản tài sản cho gia chủ, nó còn thu hút khí giữ – mang lại khí lành, điều bình an cho người sở hữu chúng.Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng của người Việt.

3. Mâm bồng

Mâm bồng thường được sử dụng để đựng hoa quả, trầu cau, tiền mã dâng lên tiên tổ để bày tỏ lòng thành kính và sự báo hiếu đối với tiên tổ. Tùy theo nhu cầu của gia chủ cũng như kích thước bộ bàn thờ mà có thể có 1, 2 hay 3 mâm bồng. Thông thường mâm bồng ở giữa dùng để đựng trầu cau, tiền mã. Mâm trái (tức hướng Đông) dùng để đựng hoa và mâm bồng bên phải (tức hướng Tây) dùng để đựng quả.

4. Đèn thờ

Đèn thờ cũng là và mang nhiều ý nghĩa nhất. Đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để “giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp.Về mặt đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên (có lửa) như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.

Ngoài ra còn rất nhiều phụ kiện khác nữa đi kèm,tuỳ vào nhu cầu bài trí và sử dụng của gia chủ.

Developed by Tiepthitute
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay