Nhắc đến chữ Tâm nói chung hay chữ Tâm thư pháp nói riêng hẳn là rất quen thuộc với người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Tâm thư pháp thì không nhiều người hiểu rõ và chính xác về nó. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu rõ hơn và hiểu chính xác hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chữ Tâm thư pháp hay tranh chữ Tâm bằng đồng.
Chữ Tâm thư pháp là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu nguồn gốc cũng như ý nghĩa sâu xa của chữ Tâm thư pháp thì chúng ta cần phải hiểu được chữ Tâm thư pháp là gì? Trong thư pháp, chữ Tâm có thể được viết bằng chữ Quốc Ngữ hoặc chữ Hán tự, được cách điệu và sáng tạo để trở thành bức tranh trang trí không gian cũng như là lời răn dạy bản thân phải giữ được cái Tâm của mình trong sáng, lương thiện để hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Ngoài xuất hiện trong thư pháp, thì chữ Tâm còn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Cùng với đó chữ Tâm cũng được sử dụng hàng ngày trong giao tiếp như để nhắc nhở chúng ta hàng ngày luôn phải nuôi dưỡng tâm tính để đạt được những gì tốt đẹp nhất.
Nguồn gốc của chữ Tâm thư pháp
Chữ thư pháp Việt Nam nói chung hay chữ Tâm thư pháp nói riêng có khởi nguồn bắt đầu từ thư pháp chữ Hán. Bởi trong 1000 năm Bắc thuộc, người Hán đã thực hiện truyền bá văn hóa truyền thống, chữ viết cho dân tộc ta. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc chữ thư pháp trở nên phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, người đầu tiên sử dụng mực tàu để viết thư pháp bằng Quốc Ngữ là nhà thơ Đông Hồ.
Từ đó trở đi, thư pháp bằng Quốc Ngữ mới được phổ biến rộng rãi khắp đất nước. Nhà thơ Đông Hồ từng thổ lộ rằng ông học theo lời dạy của nhà thơ Tagore (Ấn Độ): “Có học tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra được”.
Tham khảo: Những vị trí nên treo tranh chữ Tâm
Đặc điểm của chữ Tâm thư pháp
Đặc điểm của chữ Tâm thư pháp chữ Hán ( 心)
Đặc điểm của chữ Tâm thư pháp Quốc Ngữ
Dù có nguồn gốc và xuất phát từ thư pháp chữ Hán, thế nhưng chữ Tâm thư pháp bằng Tiếng Việt lại mang nhiều đặc điểm vô cùng khác biệt, tạo nên sự độc đáo của riêng mình.
Chữ thư pháp Việt nói chung và chữ Tâm thư pháp bằng Tiếng Việt nói riêng có rất nhiều cách thức viết khác nhau không bị trói buộc trong một khuôn khổ nhất định như chữ Hán, từ đó nhũng người cầm bút có thể tự mình sáng tạo chữ viết theo cách mong muốn và tình cảm của mình. Tuy vậy người viết vẫn cần phải tuân thủ chính xác cấu trúc của từng chữ.
Một số cách trình bày chữ Tâm trong thư pháp
-
Chữ Tâm viết bằng chữ Việt, Hán, Nôm được viết vào chính giữa khung hình với sự tối giản nhất để giúp người xem chỉ tập trung vào nét chữ
-
Khi phối hợp cùng tranh thường thì chữ Tâm sẽ đi kèm cùng hoa sen, con thuyền với người lái đò hoặc đôi khi là đôi cò, hoa mẫu đơn với chữ Tâm màu vàng sáng được làm nổi bật như ý nghĩa của nó
-
Khi phối hợp cùng những bài thơ có thể là bằng chữ Việt hoặc chữ Hán tùy ý thích để giúp bức tranh nhìn cân đối hơn
Xem thêm: Mẫu tranh chữ bằng đồng
Chữ Tâm thư pháp thể hiện ý nghĩa như thế nào
-
Nhắc đến Tâm là sẽ nhắc đến trái tim, tâm can hay lòng dạ của con người. Chữ Tâm dùng để hướng đến suy nghĩ về những cái thiện, tu thân, sống tích cực và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
-
Tâm lệch lạc sẽ dẫn đến những điều sai trái, Tâm gian dối sẽ dẫn đến những điều bất an, Tâm tham lam sẽ trở nên dối trá. Vậy nên ý nghĩa của chữ Tâm thư pháp giúp con người ta nhận ra được những chân lý trong cuộc sống. Để con người ta sống yêu thương, giúp đỡ mọi người từ tận tâm của mình để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn
-
Sống có thiện tâm con người chúng ta sẽ được bình an trong suy nghĩa và cuộc sống, giúp chúng ta kết bạn và được mọi người yêu mến
Vì vậy nên rất nhiều người chọn treo tranh chữ Tâm thư pháp trong nhà mình với mục đích tự bảo ban căn dạn bản thân cũng như các thành viên khác sống trong gia đình phải sống đúng với lương tâm con người của mình.
Tranh chữ Tâm thư pháp đẹp nhất
Tranh chữ Tâm thư pháp
Bài thơ về chữ Tâm hay nhất
Các nhà thư pháp chỉ dùng ba nét bút để tạo ra chữ Tâm, có lời bình như sau:
Ba chấm như sao sáng
Nét ngang tựa trăng ngà
Xóa đi điều vẫn đục
Phật luôn ở tâm ta
Các bậc thi nhân thì nói rằng:
Trăm năm tóc cũng đổi màu
Chữ Tâm sáng mãi giữa dòng thời gian
Hay ở phần kết của ” truyện Kiều”, hẳn chữ Tâm phải quan trọng lắm mà cụ Nguyễn Du mới viết 2 câu thơ:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài
Xem thêm các bức tranh chữ Tâm thư pháp tại đây
Có thể bạn quan tâm: Bạn sẽ hối hận nếu bỏ qua 4 mẫu tranh chữ treo phòng khách này